Canh thủy đế chính xác là Canh thủy hãn ngồi
trên ngai chẳng bao lâu thì bị đạo quân của những người Trung hoa theo
đạo Giáo tên là Xích - Mi giết chết , quân Xích - Mi do Phàn Sùng
lãnh đạo tôn Lưu bồn tử là con cháu Lí Bôn lên làm vua gọi là Kiến
thế đế ( chẳng có ai họ tên là Lưu bồn tử , đấy chỉ là tam sao thất
bổn của Lí Bôn tử nghĩ đen là con cháu Lí Bôn ) .
Lưu Tú 1 danh tướng Lục lâm thảo khấu khi ấy
đang trấn giữ vùng đất Hồ phía Đông nay là Sơn Tây - Hà Bắc đã tự
xưng đại Hãn sử Tàu gọi là Hán Quang vũ đế lập ra triều Đông Hãn
tiếp nối triều Hãn Canh thủy đế của Hung nô . Hán Quang vũ đế là
danh hiệu cố ý ‘ấm ớ’ khiến người ta không thể dùng thông tin mang
ngay trong danh xưng mà truy nguyên ra gốc gác ..., Hán là Hãn Rợ ngữ nghĩa là đế , Quang thực ra là
quan nghĩa là nom – nhìn là tượng
của phương màu đen tức phương Nam xưa (nay đã lộn ngược) , vũ là vua như thế cả cụm ...Hán Quang vũ đế...bị chồng lên tới 3
chữ ‘chúa’ : Hãn là chúa , vũ – vua cũng là chúa , sau cùng đế cũng
là chúa nốt , rắc rối thế thực ra danh hiệu này chỉ có nghĩa là
‘chúa Nam man’ rất đơn gỉan .
Cùng lúc với Xích Mi cả Trung hoa nổi lên
không biết bao nhiêu là vua chúa , mỗi người 1 khoảnh tha hồ xưng tướng
xưng vương duy ở miền nay gọi là Hoa Nam Thứ sử Giao châu Đặng Nhượng
và các quan thái thú các quận đóng cửa tự giữ châu quận không xưng
đế xưng vương gì cả khiến phương Nam được 1 thời yên ổn
trong lúc Thiên hạ đại loạn . Không nghĩ gì đến giang sơn chỉ bo
bo vào cái chức tướng với vương mới vớ được , Ở Hoa Bắc lần lượt
tất cả bị Đông Hán của Lưu Tú nuốt gọn ..., đến năm 39 SCN Hán Quang
vũ đế phái bọn ‘đầu trâu mặt ngựa’ do Mã diện chỉ huy tiến đánh
Giao châu , năm 42 giết được Sĩ Nhiếp tức “kẻ Sĩ nhiếp quyền” bắt đem
về Hồ Nam hơn 200 cừ súy tức Qúy tộc Lạc Việt (cừ súy thiết qúy)
và Tịch thu trống đồng nấu chảy đúc ngựa dâng Quang vũ – vua Nam man .
Hành động bắt đi cừ súy tức người lãnh đạo dân chúng , tịch thu phá
hủy trống đồng tức hủy diệt văn
hóa , dùng luật nước Hán thay
luật cũ để cai trị , đi tới đâu
lập quận huyện tới đó tất cả chỉ ra Quan vũ ra sức cắt đứt mọi
liên hệ với qúa khứ tổ tiên hòng triệt để Hán hóa người Việt .
Cuối thời Đông Hán,rợ lòi ra mặt rợ triều chính mục nát, ngoại thích và hoạn quan
thay nhau hoành hành , Khắp nơi đều có tham quan ô lại, Hãn Linh Đế lại tăng
thêm thuế khóa khiến nhân dân phải nai lưng khổ sai lấy tiền đóng thuế
cho vua có thêm tiền xây cất cung điện , Dân chúng cùng khổ xã hội hỗn
loạn 3 anh em Trương Giác Trương lương và Trương Bảo là thủ lãnh đạo
Giáo lãnh đạo Giáo chúng nổi dậy đánh đuổi rợ Hồ cứu dân cứu nước .
(Giác là can Giáp can số 1 , lương là lưỡng trong lưỡng nghi nghĩa là
2 và Bảo chính là 3) Năm 184 Cuộc khởi nghĩa khăn vàng nổ ra trong toàn thiên hạ , Trương Giác tự
xưng là Thiên công tướng quân, Trương Bảo tự xưng là Địa công tướng
quân, Trương Lương tự xưng là Nhân công tướng quân. Khởi nghĩa
lấy màu vàng làm sắc chủ , may cờ màu vàng , chít lên đầu khăn màu
vàng gọi thiên hạ của mình là trời Vàng vì thế mà có tên là khởi
nghĩa khăn vàng .
Vua quan Đông Hán ra sức đàn áp , điều quân
Hung nô vô cùng hung ác về bảo vệ kinh thành , quân khởi nghĩa chỉ là
đạo quân nông dân ô hợp bị quân Đông Hán giết không biết bao nhiêu mà
kể , Các thủ lãnh Trương Giác Trương Lương Trương Bảo lại không may bị
bệnh sớm qua đời thêm nữa ở Hoa
Bắc về mặt chủng tộc dân mang nửa dòng máu Hồ ...quân khởi nghĩa
không có chỗ tựa vững chắc là quần chúng nên dần dần từ Tây bắc sang đông Bắc quân khởi
nghĩa bị đánh tan , người thì tử trận, người thất trận tự sát số
có đến mấy trăm ngàn .
Sử Việt do 1 thời gian phải ngụy trang là
truyền tích đạo Mẫu nên gọi cuộc khởi nghĩa Khăn vàng là Khởi nghĩa
2 bà Trưng do chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo (Trưng cũng là
Trương , Trắc – Giác thực ra là can Giáp số 1 , nhị và lương lưỡng
đều là số 2). Ở Phong châu – Giao chỉ khởi nghĩa Khăn vàng do 2 anh em
Triệu quốc Đạt và Triệu thị Trinh lãnh đạo 1 thời làm giặc Hồ
khiếp hãi gọi là ‘vua Bà’ nhưng sau dù Triệu quốc Đạt và Nữ tướng
Triệu thị Trinh tử trận Nghĩa quân vẫn buộc tướng Hán cũng gọi là
mặt ngựa cắm mốc phân ranh xác định biên giới cực Nam của nhà Hán
là động Cổ xâm , Khâm châu nay thuộc Quảng Tây (Sử Tàu gọi Đạt vương
là Đô dương ) .
Khởi nghĩa Khăn Vàng giai đoạn đầu tuy thất
bại ở Hoa Bắc nhưng chính đấy là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của
Đông Hán , để đàn áp khởi nghĩa vua Đông Hán gốc người Liêu nhánh
Đông Hồ đã triệu Đổng Trác dẫn đạo binh Tây Hồ về kinh thành , Quân khăn vàng bị đánh
bại cũng là lúc 2 Rợ đánh nhau Vua Đông Hán trở thành món đồ chơi
trong tay các tướng rợ .
Tôn Kiên dòng giõi tướng quốc nước Sở trước
đã lãnh đạo dân chúng nổi dậy làm chủ miền Đông Nam Thiên hạ . Tôn
Kiên dẫn quân khởi nghĩa đánh thẳng vào Lạc dương kinh đô Đông Hán
tịch thu ấn truyền quốc của vua Hán đuổi quân Đát của Đổng Trác
cùng với Hán đế chạy tuốt về Tây An . Sau Tôn Sách nối nghiệp , đến
Tôn Quyền thì xưng đế quốc hiệu là Ngô sử thường gọi là Đông Ngô .
Cùng thời gian này Lí Thiên Bảo sử Trung quốc
gọi là Lưu Biểu làm chủ được Hồ nam sau bị quân Tào Tháo tiến đánh
phải chạy về Qúi châu sử Việt gọi là Cửu chân , Lí thiên Bảo qua
đời Lí Bí sử Tàu gọi là Lưu Bị kế quyền , Lí Bí dần làm chủ
Quảng Tây tên xưa là Lâm rồi tiến quân thu phục quận Ích châu nay là Vân
Nam xưng là Lí Nam đế (hậu) , vua là Lí Nam đế thì nước phải là
nước Nam nhưng sử Tàu lại gọi là
Tây Thục , tư liệu lịch sử Việt
lầm chép là Khu Liên khởi nghĩa thành công dành đất Tượng – Lâm ở cực Nam quận Nhật Nam lập nên nước
Lâm ấp , quốc danh Lâm ấp có thể là Nam ấp thu gọn của đại ấp Nam tức kinh đô nước Nam , ở đây
người chép tư liệu đã lấy tên thủ đô làm tên nước , cũng có thể Sử thuyết Hùng Việt cho Khu Liên chính là Triệu quốc Đạt khởi nghĩa cùng bà Triệu , 30 năm sau là đất của
Lí Bí – Lưu Bị , Lâm là tên cũ của Quảng Tây , Tượng là tên của Vân nam đời Tần , nhà Hiếu sau khi bình Nam Việt lấy đất ấy đặt là quận Ích châu , Ích – Ất biến ra Ấp , Lâm – Ích tức Quảng Tây – Vân Nam hóa thành nước Lâm – Ấp .
Lí Bí – Lưu Bị , Lâm là tên cũ của Quảng Tây , Tượng là tên của Vân nam đời Tần , nhà Hiếu sau khi bình Nam Việt lấy đất ấy đặt là quận Ích châu , Ích – Ất biến ra Ấp , Lâm – Ích tức Quảng Tây – Vân Nam hóa thành nước Lâm – Ấp .
Thời sử Tàu gọi là Tam quốc ,nửa phía Đông Giao
chỉ do Sĩ Nhiếp Ngạn Uy lãnh đạo về với Đông Ngô , phía Tây cùng
Mạnh hoạch theo về với Lí BÍ – Lí Nam đế (sử Trung quốc gọi là Lưu Bị) .
Trong nội bộ Hán tộc Tào Tháo chiếm ngôi của
nhà Đông Hán lập nước Ngụy cũng gọi là Tào Ngụy sau đó họ Tư Mã lật
đổ Tào vương lập nên nhà Tấn , Tấn chỉ là tên thay bằng phiên thiết : Tây Hán thiết Tấn lịch sử
Hán tộc không có nhà Tấn thay thế Tào Ngụy là nhà Tây Hán của hung
nô họ Tư Mã .
Cuộc chiến thời Tam quốc thực ra là cuộc
chiến ‘thù trong giặc ngoài’ , 2 nước Ngô và Thục hay nước Nam là thù
trong giữa 2 nước của người Bách Việt , Ngô Thục chống Ngụy là chống
giặc ngoài , ngụy chính là ngoại – ngoài .
Cơ trời vận nước...lần hồi cả 2 nước Ngô và Thục
đều bị Ngụy rồi Tấn – Tây Hán tiêu diệt người Bách Việt Hoa nam và
Giao chỉ lại rơi vào vòng vong quốc lầm than .
Cuộc kháng chiến của người Việt chống quân
xâm lược chưa bao giờ ngừng nên quân Tấn – Tây Hán sa lầy khốn khổ ở
đất này (Lĩnh Nam chích quái – chuyện Nam chiếu) không tiến thêm được
vể hướng Tây và hướng Nam .
Năm 535 Vũ văn Thái Đại
tướng nước
Bắc Ngụy đã đoạt quyền triều đỉnh Hung nô lập ra nước Tây Ngụy ,
trên cơ sở nước Tây Ngụy năm 557 Vũ văn Giác con Vũ văn Thái tuyên lập
nước sử gọi là Bắc Châu theo khuôn mẫu 1 triều đình Trung hoa nhưng
phải đợi đến Vũ văn Ung (561-678) diệt
Bắc Tề thống nhất Hoa Bắc Vũ văn Ung mới được gọi là Châu vũ đế
tức chính thức làm vua Thiên hạ .
Bắc Châu vũ đế sử Việt gọi là Đinh Hoàn tức
Đinh hoàng cùng có nghĩa là vua phía Tây thiên hạ .
Nhà Đinh Sử
Việt sai nghiêm trọng gọi là nhà Tiền Ngô của Ngô Quyền đưa đến án
oan thiên thu cho Dương thái Hậu và tướng quân Lê Hoàn , Sử thuyết Hùng
Việt đã rửa oan cho 2 nhân vật lịch sử tiếng tăm này bằng việc chỉ
ra chẳng có ai là tướng quân Lê Hoàn chỉ có Dương tam Kha là cha Dương
hậu sau lên ngôi xưng là Dương bình vương của 1 triều Dương bị sử Việt
bỏ sót , triều Dương này chính là nhà Tùy của Dương Kiên trong sử
Trung hoa , nhà Tiền Ngô chính là nhà Đinh của Đinh hoàn - hoàng .
Nhà Tuỳ
Trung hoa sử thuyết Hùng Việt gọi
là Việt Tủy tức Việt Sở là triều đại lẫy lừng đã kiến tạo 1 Thiên
hạ mênh mông phía Nam kéo đến tận đất Champa .
Tùy Văn đế Dương tam Kha và Tùy Dạng đế của
nhà Tùy sử Việt biến thành Lê Hoàn và Lê long Đĩnh có đủ điều tốt
...phá Tống bình Chiêm , đào kênh giúp việc thông thương BắcNam thuận
lợi cũng như điều xấu ....ăn chơi xa xỉ hoang dâm vô độ .
Sau triều Việt Tủy là Triều Việt Thường của
Lí công Uẩn I , sử Trung hoa gọi là nhà Đường . Nhiều người Trung hoa
đương đại vẫn coi triều đại này là niềm tự hào dân tộc vô bờ nên xưng
mình là Đường nhân tức người Việt Thường chẳng phải Hán hiếc gì cả
.
Sử thuyết Hùng Việt đặt ra gỉa định ....phải
chăng Lí Uyên là người Việt – Bắc bộ Giao chỉ vì mang tước Đường
quốc công tức vị công tước đất Đào – Đường ?. , Từ thời Trung hoa
phục hưng người Trung hoa đặt tên triều đại theo nền văn hóa chủ đạo
chứ không gọi theo họ của vua như sử Việt , vua Sinh trưởng ở vùng
miền nào thì nền văn hóa vùng miền ấy trở thành nền văn hóa chủ
đạo của thiên hạ thời ấy .
Giới nghiên cứu ngày nay thừa nhận :
Phát
âm tiếng Hán Việt chính là lối phát âm ở kinh đô thời nhà Đường còn
gọi là tiếng Trung hoa cổ (?) vì
thế Thơ Đường phải đọc kiểu Việt mới ra thơ , Phiên thiết Hán văn mà
không đọc kiểu Việt thì chẳng ra sao cả ...
Tư liệu thời Tống
cho biết Cách ăn mặc ở Giao chỉ chính là cách ăn mặc ở kinh đô Đường
.
Sử thuyết Hùng Việt
chỉ ra những sự kiện quan trọng nhất của nhà Đường đều được ghi lại
trong sử nhà Lí Việt nam như việc Lí Thế Dân giết anh là Thái tử và
em là Tề vương để lên ngôi vua được
ghi chép thành “sự biến cửa Huyền vũ của triều lí Việt nam” , việc
mở mang học hành thi cử ở 2 triều giống y như nhau ..., (1 chuyện rất
nhỏ ...chỉ trong nền văn hóa văn minh Việt thì con vua mới gọi là Lang
...thế mà Lí thế Dân còn gọi là nhị lang , thái tử là đại lang và
Tề vương gọi là tam lang) .
Cuối đời Đường nước
Nam chiếu thành lập ở Tây Nhị hà , tư liệu viết thế nhưng sử gia
Trung quốc vẽ ....nhị hà thành Nhĩ hải , 1 cái hồ ở Vân Nam ....nhưng
họ quên ...
Pi lo co hay bì la
cáp Thống nhất 6 chiếu lập ra Nam chiếu ở phía Tây nhị hà và ở ngôi
trong khỏang năm 728 – 748 , nhà Đường phong là Quy nghĩa vương . Đời sau
con là Cái lỗ Phong trong khoảng những năm 748 – 779 mới làm chủ Vân
Nam và được nhà Đường phong làm Vân
Nam vương trước khi phản Đường tuyên bố là 1 nước độc lập .
Nam Chiếu đúng ra
phải gọi là nước Nam chúa tức nước của chúa phương Nam , phép phiên
thiết Hán văn chỉ ra : Pi lo co hay Bì la Cáp chính là Bố – Cái tiếng
Việt , người Lào và Thái gọi ông là Khun BOROM vua kiến lập Nan Chao
ở Bắc Đông Nam Á lục địa tức phía Tây Việt Nam .
Mãi tới đời Cáp lỗ
Phong mới làm chủ Vân nam thì lấy đâu ra ...chung quanh hồ Nhĩ hải cho
Bì La Cáp lập quốc ?.
Nhị hà là tên khác
của sông Hồng hay Hồng hà của đất Việt , Tây Nhị hà tức Tây bắc Việt
nam và Lào ngày nay , Nước Nam chúa còn có quốc hiệu là Mường bị
chữ nghĩa hóa ‘ấm ớ’ thành nước Mông , sau đổi thành nước Lễ , Lễ
chẳng qua là chữ tác đánh chữ tộ của Lỗ , là tên nước phong cho ông
Châu công Đán thời nhà Châu .
Sau thời
Việt Thường – Đường hiển hách sáng lạn từ nhà Lương của Chu Ôn tức
ông họ Chu tiếng Việt thì Thiên hạ
vỡ thành 3 mảnh , Đại Việt – Nam chúa Đại Lí và Đại Tống , từ mốc
thời gian này 2 dòng sử Việt và Tống không còn chung Thiên hạ nên
đường ai nấy đi .
Đáng buồn là sử hậu Mãn Thanh tức thời mà
khoa học lịch sử của phương Tây trở thành nền của trang sử Trung hoa
mới thì người Hán tự nhận mình viết tiếp trang sử Trung hoa mấy
ngàn năm trước còn sử gia Việt thì quên béng mất không còn chút kí
ức gì về Trung hoa – Hữu Hùng quốc nữa , phớt lờ di ngôn của tiền
nhân về lãnh thổ mà khởi đầu dòng sử nòi giống mình ...xưa
Hoàng đế lập muôn nước Giao chỉ ở về phía Tây – Nam xa Bách Việt
...cứ như là 1 chư hầu của Trung
quốc từ buổi ‘khai thiên lập địa’ ... thế mới đau .
Anh em Lê Ẩn – Lê Nhâm từ Phong châu – Giao chỉ tiến quân bình định cả 1 vùng rộng lớn
ở Hoa Nam , Lê Ẩn sắp xếp tổ chức trên đất Tĩnh hải quân và Thanh
hải quân cơ ngơi của 1 quốc gia nhưng chưa xưng đế thì mất , Lê Nhâm kế
vị năm 917 xưng đế lập nước Đại Việt đóng đô ờ thành Phiên ngung ,
phiên ngung cũng đọc là phiên ngu – ngô nên anh em Lê Ẩn – Lê Nhâm chính là Ngô vương , Ngô vương phiên thiết ra Ngô
văn Xương rồi Văn Xương lộn ngược thành Xương Văn ....thật đau đầu .
Nước đại Việt đô Phiên Ngu – Ngô nếu kể cả Lê
Ẩn thì có 5 đời ‘Ngô vương’ , đời Ngô vương thứ 5 - Lê sưởng sử Việt
gọi là Ngô xương Xí (xương xí >
xi sướng , xi sướng thiết Sưởng) thì nguy cơ xâm lăng của Tống quốc đã
cận kề , Triều đình Đại Việt ra quyết sách năm 968 trên đất Tĩnh hải quân thời Đường lập ra Đinh bộ tức phần đất Đại Việt phía Tây để chuẩn bị cho 1 triều đình Đại Việt –
Đại Hưng mới khi cần đồng thời bổ
nhiệm “ông Lí làng Diên Uẩn” đang là quan điện tiền chỉ huy sứ của
nhà Lê kinh đô Phiên Ngu vào chức Đinh bộ lĩnh tức như Tĩnh hải quân tiết
độ sứ toàn quyền thời trước .
Qủa nhiên việc đến đã đến , chỉ 2 năm sau ,
năm 970 tướng Phan Mĩ nước Tống cầm quân tràn chiếm kinh đô Phiên Ngu
bắt vua Đại Việt Lê Sưởng đem về
kinh đô Tống quốc .
Theo sử liệu Trung quốc thì năm 970 ‘ông Lí
làng Diên Uẩn’ gỉa xưng họ Lê nhận là lưu hậu của dòng vua Lê Đại
Việt Đại Hưng – Phiên Ngô cầu phong với nhà Tống xin làm chư hầu ...nhà Tống thuận cho
và sắc phong ông Lí ‘gỉa xưng họ
Lê’ làm Giao chỉ Quận vương sau thăng lên Nam Việt vương . (Nam Việt =
Giao châu – lưỡng Quảng nhà Tống gọi là đất Diên - Chỉ gần Ngũ lĩnh)
.
Ông Lí làng Diên Uẩn chính là Lí công Uẩn ,
gọi theo chức vụ thời Đại Việt Đại Hưng – đô Phiên Ngô là quan Đinh bộ
lĩnh , gọi theo tên gỉa xưng trong ‘công văn’ gửi sang Tống Triều là Lê
Liễn , Lê Liễn mất con là Lê đại Hành kế nghiệp sử Tàu có sách gọi
là Lê Uy như thế 2 đời vua đầu nhà
Lí nước Đại Việt – Thăng long phải ‘giả xưng’ họ Lê nhận là lưu hậu
của triều vua Lê – Phiên Ngu để xin nhà Tống sắc phong cho yên chuyện ,
đến đời vua thứ 3 là Nhật Tôn mới
xưng hoàng đế họ Lí đồng thời truy phong và cải họ 2 đời vua Công
Uẩn và Đức Chính làm Lí Thái Tổ – Lí Thái Tông của vương triều Lí
.
Diễn biến lịch sử thay nhau trị vì của các
vua nhà Lê và Lí Đại Việt đông và Tây bị ngòi bút ma qủy của đám
pháp sư chăn ngựa biến tấu ra câu chuyện thực khủng khiếp ...
*Sách Mộng Khê bút đàm của Thẩm Quát viết:
...Giao Chỉ là đất cũ Giao Châu của đời Hán đời Đường. Ngũ Đại loạn lạc, Ngô Văn Xương mới chiếm An Nam rồi dần chiếm đất của Giao, Quảng. Sau này Văn Xương bị Đinh Liễn giết, Liễn có đất của Văn Xương. Năm thứ sáu niên hiệu Khai Bảo triều ta, Liễn mới quy phục, ban cho chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ; năm thứ tám phong là Giao Chỉ quận vương.
Cảnh Đức nguyên niên, thổ nhân là Lê Uy giết Liễn tự lập; năm thứ ba Uy chết, An Nam đại loạn....
...Giao Chỉ là đất cũ Giao Châu của đời Hán đời Đường. Ngũ Đại loạn lạc, Ngô Văn Xương mới chiếm An Nam rồi dần chiếm đất của Giao, Quảng. Sau này Văn Xương bị Đinh Liễn giết, Liễn có đất của Văn Xương. Năm thứ sáu niên hiệu Khai Bảo triều ta, Liễn mới quy phục, ban cho chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ; năm thứ tám phong là Giao Chỉ quận vương.
Cảnh Đức nguyên niên, thổ nhân là Lê Uy giết Liễn tự lập; năm thứ ba Uy chết, An Nam đại loạn....
Đoạn ...“Ngô
Văn Xương mới chiếm An Nam rồi dần chiếm đất của Giao, Quảng”...đã chỉ rõ : An Nam và Giao chỉ là 2 miền
đất hoàn toàn khác nhau , không thể có chuyện nhà Đường đổi An Nam đô
hộ phủ thành Tĩnh hải quân (Giao châu) được.
Thật là trang sử kinh hoàng ngập máu me...chẳng
đâu ra đâu nhưng lại có ảnh hưởng quyết định trên sử gia phong kiến
Việt để ngày nay ...nên nỗi này ...không còn biết đâu mà lần ...sử ơi
là sử .
Thực ra cuộc chiến Đại Việt - Đại Hưng và
Tống quốc không chấm dứt năm 970 khi quân Tống tràn ngập Đông đô Phiên
Ngu mà còn kéo dài gần trăm năm nữa Đại Việt mới chính thức chịu
mất ‘Quảng Nguyên’ tức phía Đông Đại Việt là đất lưỡng Quảng ngày
nay .
Cương giới phía Bắc (nay) Giao chỉ trước lên
đến gần nửa phần Quảng Tây , trải các đời Tống Nguyên Minh Thanh dần dần ‘Thiên
triều’ mỗi đời gặm 1 ít nên giờ
mới thành đường biên ngày nay ... y
như tiền nhân ...Triều ‘Cộng hoà nhân dân Mãn Thanh’ chưa
thôi ...mà vẫn tiếp tục ...gặm và
gặm , nhãn tiền là cái lưỡi bò 9
đoạn ngoài biển Đông – Động đình hồ của người Việt , thực ra họ đang
‘chửi cha mắng mẹ’ vì nhà Thanh tiền nhân của họ vẫn gọi tên phía
Bắc vùng biển ấy là Giao chỉ dương , phía Nam (nay) là La hải ; La
hải là biển của người La - Chăm (Ngưởi
bắc bộ là người Canh – Kinh) , sự thể rõ ràng như thế còn gì nói ?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét