Cuộc chính biến Tân hợi năm 1911 đã cho ra đời nước Trung hoa ngày nay .
Trong bài trước tôi (người viết) đã nói đặt quốc hiệu Trung hoa
lúc này là không chính danh vì khẩu hiệu của Hưng Trung hội
tổ chức lãnh đạo chính biến là …đánh đuổi giặc Thát , khôi phục
Trung hoa …, xét cho kĩ đã đánh đuổi được Mãn thanh đâu mà khôi
phục Trung hoa , còn Đồng minh hội tổ chức thay thế Hưng trung hội với khẩu hiệu là : lật đổ vương triều nhà Thanh, kiến lập chính thể cộng hoà ...; nếu không đánh đuổi giặc Thát , chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh thôi thì chỉ có thể thành lập Cộng hoà Mãn Thanh làm gì có việc khôi phục Trung hoa , tất cả chỉ như thay áo đâu có thay da đổi thịt gì ,thực ra cuộc chính biến chỉ giải thoát thân
phận nô lệ cho người Hoa – Hán hóa chứ chưa hề khôi phục danh
phận người Trung hoa nơi họ , bằng cớ đã nêu nhiều nhưng rõ
nhất là Trung quốc vẫn coi triều Mãn Thanh của rợ Đông Hồ là
triều đại chính thống của nước họ vẫn nhận quê cha đất tổ là
bở Bắc Hoàng hà và tổ tiên họ là người chủng Mongoloid .
Xét 1 cách bình thường cũng thấy ngay …Làm gì có chuyện Trung hoa tiếp nối quốc thống của rợ Hồ ?.
Lịch sử Trung hoa thực đúng là trận chiến chữ nghĩa , nếu
không đặt lại vấn đề từ đầu hiểu cho đúng những từ cơ bản
thì mãi chắc cũng chẳng thể biết Trung hoa là ai . Lịch sử ra
sao ?.
Xin bắt đầu với 2 từ Quan và Hán .
Quan thoại có người dịch là ‘Bắc phương thoại’ , người khác cho ‘quan thoại’ nghĩa là ‘tiếng nhà quan’.
Theo sử thuyết Hùng Việt từ ‘quan’ chỉ là chuyển ngữ của ‘nom –
nhìn’ ; nếu tay chiêu (trái) đặt vào bên Chiêu phía mặt trời
lặn rõ ra là phía Tây và tay Mặt đặt ở bên Mục phía mặt trời
Mọc tức hành Mộc phía Đông thì hướng mắt nhìn gọi là hướng
hay phía ‘Nom’, nom – nhìn biến âm ra Nam hướng Nam , như vậy
hướng Nam hay phương Nam xưa là Quan phương nay đã lộn ngược gọi
là Bắc .
Theo lễ chế Trung hoa Quan – Nom cũng là hướng vua luôn nhì̀n về
để nghe quần thần tấu trình như vậy bản thân vua phải ngồi ở
hướng đôí diện tức hướng Bắc hướng vua là mặt trời luôn phải
ở phía Xích đạo màu Đỏ ngược lại là hướng thần dân màu Đen
nên Việt ngữ có từ kép dân Đen – dân thường . Trung quốc và
Việt nam nằm gọn ở Bắc bán cầu ngày nay …, xét ra thì Bắc Nam
đã bị lộn ngược , hướng màu Đỏ Xích đạo và màu Đen đối
diện vẫn giữ nguyên như xưa nhưng bây giờ thì vua ngồi ở hướng
Nam và ‘nom’ về hướng Bắc thế mới ngược đời…
Thời nhà Thương Ân Trung hoa có 4 thuộc quốc là các nước : Quang
Từ Thao Chu, sử viết vậy thực ra chẳng có nước nào quốc danh
như thế , Quang chính xác là Quan nghĩa là nước ở phía Nom –
Nam xưa (quan là nom nhìn), Từ là từ dịch của từ Thương yêu của
Việt ngữ , thanh – thương màu xanh chỉ phía Đông , tương tự Chu –
Châu Chiêu chỉ hướng Tây mặt trời lặn sau cùng Thao cũng là
thiêu nghĩa là đốt cháy chỉ phía Xích đạo nóng bức . Quan Từ
Thao Chu chỉ nghĩa là 4 nước ở 4 phía của Trung hoa mà thôi .
Hán Quang vũ đế – Lưu Tú vua Đông Hán không phải tên là Quang vũ
mà là quan vũ nghĩa là vua phía Nom – Nam , vũ là kí âm của
vua tiếng Việt . Đông Hán của Quan vũ khi lập quốc hay dựng
triều là vùng Sơn Tây – Hà Bắc ngày nay , chính tên Quan vũ đã
giúp xác định Đông Hán là hậu thân của nước Quan thời Thương Ân
và là tiền quốc của nước Liêu về sau (Lưu – Liêu là 1), người
Trung hoa bị trị gọi họ là đám ‘quan – liêu’ tức bọn cầm đầu
cầm cổ thiên hạ , cũng chính vì lẽ này sau Quan trở thành ông
quan , Liêu thành kẻ phụ giúp quan và Quan thoại thành ra tiếng
nói nhà quan .
Nước Thương phía Đông chuyển ngữ thành nước Từ sau thành nước
Tề thời Chiến quốc rồi thành nước Tào – Ngụy của Tào Tháo
thời Tam quốc . Tên gọi người Tàu phổ biến ngày nay là do chữ
Tề – Tào này mà ra .
Có nhà nghiên cứu thắc mắc Hoa Nam làm gì có người Hán mà sao
lại có Hán ngữ cổ …, nói như thế không sai nhưng không rõ ,
nói là tiếng Trung hoa cổ thì rõ nghĩa hơn .
Đây là vấn đề hết sức lớn của lịch sử Trung hoa cần làm rõ ;
Xét đoạn sử ngắn :
Lưu Bang tư liệu thường chép là Lưu Uyên hậu duệ của thiền vu
Hung nô lừng danh là Mao Dun , năm 309 Đại Thiền vu Lưu Bang (Lưu
Uyên) chán đánh thuê cho các vương nhà Tấn thời loạn Bát vương .
ông thuyết phục các tộc trưởng cầm đầu các đoàn trại du mục
Hung nô rằng ông cũng có thể đọc được Tứ thư – Ngũ kinh sao lại
không thể làm hoàng đế như các vua Trung hoa , được ủnh hộ Lưu
Uyên tự xưng là Hán vương lập ra nước Hán ở Bắc Sơn Tây – Thiểm
Tây ngày nay.
Cuộc đụng độ giữa Lưu Bang – Lí Bôn và Thiền vu Mao dun là cuộc
đụng độ giữa 2 tộc người , đụng độ giữa 2 nền văn hóa không
có hồi Kết , có thể nói là 2 kẻ thù không đội trời chung vì
thế nếu con cháu Mao Dun là Hán thì con cháu Lưu Bang – Lí Bôn
không thể nào cũng là Hán .
Trong lời thuyết phục đám thủ lãnh du mục của Lưu Uyên chứa 2 thông tin quan trọng :
– Hán không phải là Trung hoa mà là Hung nô
– Tứ thư Ngũ kinh và thứ chữ viết nên những sách đó không phải của giống Hán .
Thực ra Lịch sử Trung hoa lập lờ hiện nay có 2 từ Hán gốc gác
khác hẳn nhau chỉ 2 cộng đồng người khác nhau thậm chí là
đối địch nhau nhiều ngàn năm qua đã bị người ta cố ý trộn lộn
để gây nhiễu thông tin tráo đổi lịch sử thực của Trung Hoa .
* Hán có gốc từ̀ Khan – Hãn là từ người Mongoloid gọi thủ
lãnh , hãn là chúa , nước của Hãn là Hãn quốc , quân của Hãn
là Hãn quân sau hãn biến ra Hán trở thành danh từ riêng . Từ
Hán này chỉ đám con cháu của các Thiều vu – Đại Hãn người
Mongoloid vùng Bắc Hoàng hả , họ chính là kẻ đã đánh chiếm
cướp nước và Hán hóa dân Trung hoa , chiếm đoạt vốn văn hóa và
thành tựu khoa học Trung hoa cổ và đặc biệt là trường hợp
độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người là …chiếm đoạt luôn
tổ tiên Tam hoàng Ngũ đế của người Trung hoa .
* Hán tạo ra từ cặp đôi ‘Hán – Sở’ thời nội chiến hậu Tần .
Hán – Sở chỉ là từ ‘đểu’ của đám nói ngọng thực ra là cặp từ lưỡng lập trong ngôn ngữ Âm – Dương Dịch học :
Hán – Sở biến âm của :
Hên – Sui
Hơn – Thua
Hưng – Suy
là cặp từ dân gian gọi 2 phe trong cuộc chiến sống mái hậu Tần
. Lí Bôn – Lưu Bang thắng nên thành Hên – Hơn – Hưng vương , Hạng
vũ thua nên thành Sui – thua – Suy vương .
Từ sự việc Hán – Sở thực ra là Hưng – Suy chỉ kẻ thắng người
bại trong 1 cuộc chiến người ta đã bẻ quẹo bẻ cong từ Hưng tạo
ra cả 1 giống người 1 quốc gia 1 nền văn minh gọi là Hán nhập
nhèm với Hãn cứ như Hoa – Hán là 1 vậy .
Người ‘Hán’ khiến thế giới nể mặt ở cổ – trung đại là người
Hán – Hưng con cháu của Tam hoàng – Ngũ đế là người Hưng – Hơn –
Hên không dính gì đến Hãn – Khan – Khả hãn .
Sử thuyết Hùng Việt cho Lí Bôn tức ông Lang Ba – Lang Bang của
sử Việt đã bị đám viết sử người Hán biến thành Lưu Bang – Lưu
Qúi (qúi là con thứ 3).
Kinh đô đầu của triều Lí Bôn – Lưu Bang là Nam Trịnh nên Hùng
phả gọi ông là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang , cả Đức và
lang đều nghĩa là chúa – vương đây là kiểu sai thường thấy nơi
người Việt như núi Thái sơn , sông Hương giang , sông Hồng hà
.v.v..
Trước khi kiến lập nhà Tùy Dương Kiên đã xây dựng lại kinh đô
của Lí Bôn – Lưu Bang và gọi tên là Đại Hưng thành , do đó mà
Dương Kiên có tước Hiệu là Đại Hưng công trước khi được gọi là
Tùy quốc công . Kinh đô Đại Hưng là bổ chứng nặng kí xác nhận
Lí Bôn là Hưng vương như đã chép trong Hùng phả , không có Hưng
vương sao có Đại Hưng thành ? , như thế xét ra lịch sử Trung hoa
chỉ có Hưng triều không hề có nhà Tây Hán , nếu hậu thế muốn
lấy triều đại của Lí Bôn – Lưu Bang làm tiêu biểu cho Trung hoa
thì đấy là triều Đại Hưng , nước đại Hưng dân tộc Hưng …nào
phải ́ Hán Hung gì .
Từ Hưng rất quan trọng với Việt tộc vì thời Hoa Nam thập quốc
anh em Lê Ẩn – Lê Nghiễm (sử Tàu viết thành họ Lưu) kiến lập
nước Đại Việt sau đổi thành Đại Hưng với lí do họ là con cháu
của Lưu Bang (Lí Bôn) quê ở đất Phong hay Phong châu , y như thời
Đại Hưng – Tây Hán cũ sử Tàu đã đổi Đại Hưng thành ra Đại Hán
sau gọi là nước Nam Hán . Ở tận Quảng Đông thì làm gì có
Hãn nào ?.
Nhà nghiên cứu sử Bách Việt 18 cho biết câu đối ở Đình Dương Lôi Tân Hồng – Bắc Ninh như sau :
李核出五蘝肇嗣和刀天 應瑞
Lý hạch xuất ngũ liêm, triệu tự ‘hòa đao’ thiên ứng thụy
蓮花開八葉結成木子地鐘靈
Liên hoa khai bát diệp, kết thành ‘mộc tử’ địa chung linh.
Và Tạm dịch:
Mầm Lý sinh năm cây, dựng nghiệp từ họ Lê trời cho điềm lành
Hoa Sen mở tám lá, kết thành họ Lý ở đất linh thiêng.
“Hòa đao” 和刀là chiết tự của họ Lê黎
“Mộc tử” 木子là chiết tự của họ Lý 李
Hoa sen 8 lá ứng vào 8 đời vua nhà Lý nhưng triều đại trước
cái nền để nhà Lý ra đời không thể là nhà tiền Lê của Lê đại
Hành như sử Việt chép vì có kể cả Lê long Việt làm vua 3
ngày thì nhà tiền Lê cũng chỉ có 3 đời vua lấy đâu ra …Mầm Lý
sinh năm cây, dựng nghiệp từ họ Lê trời cho điềm lành. Việc đã qúa
rõ làm gì có Lưu với Hán .
Nếu Hoa sen 8 lá ứng vào 8 đời vua nhà Lý ở Thăng long thành
thuộc Phong châu tức đất phía Tây thì 5 đời vua Lê ở vế trên
phải ứng với 4 đời vua Đại Việt – Đại Hưng cộng với vì chúa
tạo dựng nhưng không xưng vương là Lê Ẩn ở Hưng vương phủ – Quảng
châu kinh đô nước Đại Việt – Đại Hưng thời triều đình phía đông
?.
Đáng buồn là cộng đồng ‘Hưng nhân’ chưa hoàn toàn thóat hẳn
cảnh vong quốc thất tộc , vẫn tưởng mình là người Hán con
cháu các thiền vu – Đại hãn Hung nô , vẫn đang nói thứ tiếng
Mãn đại nhân , vẫn nhận quê cha đất tổ mình ở bờ Hoàng hà ,
vẫn qùy ôm đống mối mà khóc mấy bộ xương chủng Mongoloid , sau
cùng nặng nhất là vẫn ‘tội lỗi’ khinh miệt gọi Bách Việt cha
ông đích thực của mình là Nam man , Man Di mọi rợ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét